Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

Cách tính liều nhanh trong ICU

Trong hồi sức, việc cho y lệnh các thuốc theo thời gian đòi hỏi NHANH-CHÍNH XÁC. Chúng ta gặp nhiều bối rối, nhất là những người ít làm hồi sức. Những ngày đầu thực hành tại ICU, tôi gắng tìm cách thuận lợi nhất cho mình, xin giới thiệu cùng tất cả và mong nhận được chia sẻ thêm

CÁCH 1 : PHA TRUYỀN BTTĐ
Đây là cách chúng ta thường dùng nhất. Y lệnh bơm tự động theo ml/giờ (trong khi liều thuốc thường được khuyến cáo theo mcg/kg/phút)

       Bước 1 : Đặt
    • X=Tốc độ truyền cần đạt (ml/phút) : đây chính là cho y lệnh bs ra y lệnh để điều dưỡng thực hiện
    • Y = liều lượng thuốc (mcg/kg/phút) mong muốn
    • P = trọng lượng cơ thể bn (kg)
    • M= nồng độ thuốc sau pha loãng (mcg/ml)
           Bước 2 : CÔNG THỨC ==> X=Y* P/ M
    • X =ml/ph. 
    • Nếu tính theo ml/giờ =  X* 60
    • Số giọt/ph = X *20
    CÁCH 2 : TRUYỀN VỚI MÁY ĐẾM GIỌT
    Y lệnh theo giọt/ph
    • Dựa vào cách trên
    • ==>Số giọt/ph = X *20
    ————————————————————————–

    Ví dụ 1 : Bn 40kg, hãy cho y lệnh :
    1. Dopamine  ống  200mg/5ml cần truyền 3mcg/kg/ph
    2. Dobutamine lọ 250mg/50ml cần truyền liều 5mcg/kg/ph
    3. Noradrenaline ống 1mg/1ml cần truyền liều 0,02mcg/kg/ph
    ==> TRẢ LỜI
    1. Dopamine 200mg/5ml 01 ống pha với NaCl0,9% đủ 50ml (tức M=4000mcg/ml) ==>X=3*40 * 60/4000 =1,8ml/giờ
    2. Dobatamine 250mg/50ml (5mg/ml) 01 lọ BTTĐ X (ml/h)= 5*40*60/5000 =2,4ml/giờ
    3. Noradrenaline 1mg/1ml 02ống pha 50ml NaCl0,9% (tức M=2mg/50ml=40mcg/1ml) . ==> Liều BTTĐ X= 0,02*40*60/40 =1,2ml/giờ
    MỘT SỐ LIỀU THUỐC THƯỜNG DÙNG
    (Bổ sung sau)

      19 nhận xét:

      1. Em thường dùng công thức X(ml/h) = 3.Y.P/M
        Với Y (mcg/kg/min)
        M (mg thuốc trong 50ml dịch pha)
        Vì bơm tiêm điện thường dùng đơn vị ml/h và hầu hết đều pha trong 50ml dung dịch NaCl 0.9% hay là dextrose 5%.

        Trả lờiXóa
        Trả lời
        1. Cảm ơn bạn! Cách của bạn rất nhanh

          Xóa
        2. Bạn cho mình ví dụ cụ thể đc không ạ

          Xóa
        3. Công thức hay ma không biết chứng minh sao? Hướng dẫn với

          Xóa
        4. Liều thuốc Y (mcg/kg/phút) -> Y*60 (mcg/kg/giờ) -> Y*60*P (mcg/giờ)
          Tốc độ truyền (ml/giờ) = Y*60*P (mcg/giờ) / M (mcg/ml)

          Xóa
      2. Hãy sử dụng bơm tiêm điện TOP 5510 khỏi phải tính :D

        Trả lờiXóa
      3. Noradrenalin được pha với natriclorua ah

        Trả lờiXóa
      4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

        Trả lờiXóa
      5. Hình như đáp án 1 sai. M = 40000 chứ nhi

        Trả lờiXóa
        Trả lời
        1. Tôi cũng nghĩ giống bạn

          Xóa
        2. Đúng mà bạn, 1 ống có 200mg, pha với 50ml => 4mg/ml. Vì 1mg = 1000mcg => 4000mcg/mL

          Xóa
      6. Ví du tôi ở tuyến dưới gặp bn sock phản vệ hãy hướng dẫn tôi cách bơm và tính tốc độ truyeen adrenalin

        Trả lờiXóa
        Trả lời
        1. Cách tính nhé:
          Tốc độ (ml/h) = A/B
          A: số mg/h
          B: số mg/ml dung dịch

          Ví dụ: shock phản vệ liều adrenaline là 0.1ug/kg/phút. Với BN 60kg thì sẽ truyền 0.1x60x60= 360ug/h <=> 0.36mg/h. Vậy A = 0.36mg/h

          1 ống adrenalin 1mg/1ml. Giả dụ bạn thích pha 3 ống adrenalin (3mg) với 20ml NaCl 0.9% thì B = 3mg/20ml = 0.15mg/ml

          Vậy tốc độ truyền = A/B = 0.36/0.15 = 2.4ml/h

          Y lệnh:
          Adrenalin 1mg/1ml 3 ống pha với NaCl 0.9% đủ 20ml BTĐ 2.4ml/h nếu BN 60kg

          Xóa
        2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

          Xóa
        3. Nhìn rộng ra công thức của mình
          Tốc độ = A/B = mg/h chia cho mg/ml nên nó sẽ triệt tiêu cái mg chỉ giữ lại ml/h Vậy nên nó còn có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị đo lường khác chứ không riêng gì mg. Ví dụ:

          Bệnh nhân bị toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu liều insulin sẽ là 0.1U.I/kg/h.
          Với BN 60kg thì sẽ cần 6U.I/h, A = 6U.I/h
          Actrapid 100U.I/ml, mình thích pha 50U.I với 50ml => B=50U.I/50ml = 1U.I/1ml
          Tốc độ BTĐ = A/B = 6/1 = 6ml/h

          Y lệnh:
          Actrapid 50U.I pha với NaCl 0.9% đủ 50ml, BTĐ 6ml/h

          Xóa