Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Sử dụng thuốc khí dung đúng cách

Ống hít & Buồng hít

Ống hít
Ống hít trong bệnh suyễn là những dụng cụ giúp cho thuốc được đưa thẳng vào phổi người bệnh suyễn khi cần (rất hữu hiệu khi bạn bất chợt bị lên cơn suyễn). Có 2 loại ống hít là: ống hít định liều và ống hít bột khô.
Ống hít định liều (bạn sẽ thấy bác sĩ kê toa cho bạn thuốc loại này có chữ MDI vào cuối tên thuốc)
mdi.bmpHiểu đơn giản, ống hít định liều là dạng thuốc mà nhà sản xuất dùng dụng cụ đặc biệt để đẩy thuốc ra ngoài dưới dạng hơi qua miệng vào thẳng phổi với 1 liều lượng đã được định sẵn (định liều). Mặc dù ống hít định liều đã được đưa ra thị trường nhiều năm qua, nhưng những ai mới sử dụng lần đầu nếu không được hướng dẫn tường tận sẽ rất khó vận hành đúng.
Sử dụng ống hít định liều như sau:
Mỗi lần hít một hơi thuốc gồm 5 bước sau:
1. Bước 1: mở nắp ống hít (nắp bình xịt)
1.jpg
2. Bước 2: Giữ bình xịt thẳng đứng và lắc kỹ
2.jpg
3. Bước 3: ngậm miệng bình xịt giữa hai hàm răng nhưng không cắn. Khép môi xung quanh miệng bình xịt và thở ra.
3.jpg
4. Bước 4: hơi ngữa đầu, hít vào chậm & sâu, đồng thời ấn bình xịt và hít càng nhiều càng tốt.
4.jpg
5. Bước 5: nín thở trong 10 giậy
5.jpg
Khi cần hít thêm 1 hơi nữa thì bắt đầu thực hiện lại từ bước 1 đến bước 5.
Sau khi hít thuốc xong, cần súc họng thật kỹ để tránh những bất lợi do hít thuốc gây ra.
Cách xác định xem ống hít định liều còn thuốc hay hết thuốc?
Gồm các bước sau: (1) tháo bình xịt ra khỏi ống thuốc, (2) thả bình xịt vào ly nước thủy tinh (để dễ quan sát), (3) quan sát vị trí bình xịt so với mặt nước để biết lượng thuốc còn lại trong bình. Ống thuốc chìm hẵn: thuốc còn đầy; Ống thuốc thẳng đứng, ló 1 tí trên mặt nước: thuốc còn nhiều; Ống thuốc nằm nghiêng: thuốc sắp hết; Ống thuốc nổi lềnh bềnh: thuốc hết hẳn. Xem hình bên dưới.
mdi1.JPG
mdi2.JPG
Ống hít bột khô (DPI)
dpi.jpgThường là dưới tác động hít của bạn (có hay không có thao tác vặn ống hít tùy loại ống hít), thuốc được đưa ra ngoài qua miệng vào thẳng phổi dưới dạng bột khô được định liều sẵn.
dpi7.jpg
Buồng hít
Khi bạn dùng ống hít định liều, để thuốc được vào thẳng trong phổi nhiều nhất, bạn cần sử dụng buồng hít. Buồng hít đặc biệt hữu ích cho trẻ em hay người bệnh không có khả năng phối hợp tốt động tác bóp và hít thuốc.babyhaler2.jpg
283_volumatic.gifBuồng hít có buồng để giữ hơi thuốc và van một chiều giúp ngăn thuốc không thoát ngược ra ngoài không khí.
Cần lưu ý rằng, mỗi nhà sản xuất có một loại buồng hít riêng chỉ để sử dụng cho ống hít của mình. Chẳng hạn, bạn không thể dùng buồng hít của Hãng AstraZeneca để sử dụng cho ống hít của Hãng GSK và ngược lại (điều bất tiện này cũng giống như khi bạn dùng máy chụp ảnh, bạn không thể dùng ống kính của Nikon để gắn cho máy ảnh của Canon). 

Cách Sử Dụng Babyhaler (buồng hít cho trẻ con)

Trẻ con dưới 5 tuổi thường rất khó phối hợp để sử dụng các thuốc dạng ống hít định liều. Vì thế, nhà sản xuất đã cho ra đời dụng cụ gọi là babyhaler. Cách sử dụng gồm các bước như sau:
  • Bước 1. Tháo nắp ống hít định liều.
  • Bước 2. Lắc ống hít định liều (MDI).
  • Bước 3. Lắp ống hít định liều vào babyhaler
  • Bước 4. Nhẹ nhàng đặt mặt nạ của babyhaler lên mặt của bé, đảm bảo che kín mũi và miệng bé.
  • Bước 5. Giữ babyhaler và ống hít ở một góc sao cho thuận tiện cho bé và cho bạn.
  • Bước 6. Ấn vào hộp đựng thuốc (hộp nhỏ hình trụ) trong ống hít định liều để 1 nhát thuốc được bơm vào babyhaler.
  • Bước 7. Giữ mặt nạ của babyhaler trên mũi và miệng của bé cho đến khi bé hít thở được 5 - 10 lần (thông thường khoảng 15 giây đồng hồ).
  • Bước 8. Nếu bé cần hít 2 nhát thuốc (2 hơi thuốc), lập lại từ bước 2 đến bước 7.
  • Bước 9. Nhớ rửa mặt bé sau khi hít thuốc có corticosteroid.
babyhaler.jpg


spacer.jpg
babyhaler1.jpg
Máy phun khí dung
Máy phun khí dung là một dạng máy bơm áp lực, nén thuốc dưới dạng lỏng thành dạng hơi (khí dung) qua mask mũi-miệng hoặc qua ống thở để vào phổi.




nebu.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét