Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

ECG cơ bản

ĐIỆN TÂM ĐỒ

ĐÔI LỜI
ECG là một kỹ thuật y khoa cơ bản nhất mà tất cả chúng ta - những bác sỹ cần phải nắm vững. Tuy vậy, thật không dễ dàng và nhiều nhầm lẩn. Để khắc phục nó, chúng ta hãy bắt đầu từ những điều cơ bản nhất.
  1. Cơ sở của ECG
  2. Các chuyển đạo cơ bản
  3. Một ECG bình thường
  4. Những bất thường : một số tiêu chuẩn
  5. Các hội chứng bệnh lý
ĐẠI CƯƠNG VỀ ECG
  • ECG (Electrocardioghraphy) là một đường cong ghi lại sự biến thiên của các điện lực do tim phát ra trong quá trình hoạt động co bóp.Tim có cấu tạo giữa các buồng dày, mỏng khác nhau nên sóng khử cực và tái cực cũng biến thiên khác nhau
  • Các chuyển đạo cơ bản
  1. 06 chuyển đạo ngực : V1-6
  2. 06 chuyển đạo ngoại biên : DI; DII; DIII và aVR, aVL; aVF
  • Định dạng chuẩn trong ECG là tốc độ 25mm/giây và test 1mV=10mm
CÁC BƯỚC ĐỌC ECG CƠ BẢN
Tiếp cận :  tiếp cận có hệ thống
  1. Nhịp và tần số.
  2. Khoảng thời gian (có block nhánh không?)
  3. Trục (trục lệnh trái / trục lệnh phải).
  4. Lớn buồng tim (có lớn nhĩ trái / lớn nhĩ phải không?, có phì đại thất trái / phì đại thất phải không ?).
  5. Thay đổi QRS-T (có sóng Q,R cắt cụt… ST chênh lên hoặc chênh xuống, hoặc sóng T đảo ngược không?).
Cách mắc điện cực và hình ảnh trên ECG
MỘT ECG BÌNH THƯỜNG
Quy ước chuẩn :
  • Chiều rộng của ECG là tốc độ 25mm/giây, tức 1mm = 0,04 giây
  • Chiều cao là điện thế với 1mV=10mm, tức 1mm = 0,1 mV
Ý nghĩa :
  • Sóng P : sóng khử cực nhĩ, rộng < 0,12 giây (3mm), cao <2,5mm, sóng P dương ở DI, DII, aVL, aVF, V3-6
  • Khoản PR : là thời gian dẫn truyền từ nhĩ đến thất, đc tính từ khởi đầu sóng P đến điểm bắt đầu phức hợp QRS, bt PR= 0,12-0,20 giây. Khi PR kéo dài là có tình trạng block nhĩ- thất
  • Phức hợp QRS : khử cực thất, rộng < 0,10 giây, điện thế R < S ở V1,2 và R> S ở V5,6.
  • Đoạn ST : thời gian tái cực chậm, bình thường ST nằm trên đường đẳng điện
  • Sóng T : tái cực nhanh, sóng T dương tính ở D1, D 2, aVL, từ V 2đến V 6; sóng T âm tính ở aVR, thay đổi ở D 3, aVF, V 1
  • Sóng U: giai đoạn muộn của tái cực
  • Sóng Q: rộng < 0,04 sec, biên độ < 1/4 sóng R kế đó
  • Khoảng QT: 0,36 sec - 0,40 sec
TRỤC QRS

Xác định chuyển đạo chi nào có biên độ QRS bằng 0 – trục QRS sẽ vuông góc với chuyển đạo này.

Xem xét các chuyển đạo vuông góc để xác định xem trục QRS  là +90 độ hay – 90 độ so với chuyển đạo có biên độ QRS bằng 0.

TRỤC LỆCH TRÁI (T): (LAD)

Định nghĩa: trục >-30 độ

Xác định: S>R ở DII.

Nguyên nhân:

- Block phân nhánh trái trước

- Block nhánh T

- Phì đại thất T

- Nhồi máu cơ tim vùng dưới

- Cơ hoành bị nâng  lên.

TRỤC LỆCH PHẢI (P):

Định nghĩa: trục > +90 độ

Xác định: S>R ở DI.

Nguyên nhân:

- Phì đại thất P.

- Block phân nhánh trái sau.

- NMCT vùng bên
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (thường không >+110 độ).
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (thường không >+110 độ).
 Block nhánh TBlock nhánh P
Tiêu chuẩn
  1. QRS >= 120 mili giây
  2. Sóng R đơn pha, dãn rộng, trát đậm ở D1, V5,  và V6 (có thể có S nếu tim to).
  3. Không có sóng Q ở D1, V5, V6.
  4. ST và T  ngược với hướng chính  của QRS
Các chuyển đạo bên dưới có dạng Q, trục lệch T, R cắt cụt.
  1. QRS>=120 mili giây.
  2. Dạng rsR’ ở chuyển đạo trước tim  bên P.
  3. Sóng S rộngở D1, V5 và V6.
Nguyên nhânBệnh mạch vànhBệnh cơ timTăng huyết áp
Hẹp vale động mạch chủ,…Hiếm khi là bình thường:Bệnh động mạch vànhBệnhcơtim
Hẹp van động mạch chủ
Tăng huyết áp.Phức bộ QRS

-----------------------------------------------------------------------------------------------
KHOẢNG QT KÉO DÀI

Bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, sa van hai lá.

Nhịp tim quá chậm hoặc block nhĩ thất cao độ.

Các thuốc tim mạch: các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (như quinidine hoặc procainamide), nhóm IC (QRS kéo dài, vì vậy QT kéo dài nhựng JT không kéo dài) và nhóm III (như sotalol, amiodarone).

Các thuốc hướng tâm thần: Phenothiazines, thuốc chống trầm cảm 3 vòng .

Các thuốc khác: thuốc kháng sinh Histamines không gây ngủ, macrolides, azoles kháng nấm.

Rối loạn điện giải: hạ calci huyết, hạ kali huyết, hạ magie huyết.

Rối loạn hệ chức năng hệ thần kinh tự chủ:  xuất huyết nội sọ (thường có thêm sóng T sâu đảo ngược), đột quỵ…

Linh tinh: suy giáp trạng, hạ thân nhiệt.

Bẩm sinh: hội chứng jervell-Lange- Nielson, và hội chứng Romano – Ward
Lớn nhĩ TLớn nhĩ P

 THỐNG TÍNH ĐIỂM PHÌ ĐẠI THẤT T ROMHILT- ESTES
TIÊU CHUẨNĐIỂM
Biên độ (1 trong 3 tiêu chuẩn sau)
  • R hoặc S lớn nhất ở chuyển đạo chi  >=20mm
  • S ở V1, hoặc V2>=30mm.
  • R ở V5, hoặc V6>=30mm.
3ST-T (Chênh ngược hướng chính của phúc bộ  QRS)
Không có digoxin
Có digoxin
3
1Lớn nhĩ T3Trục lệch T (>=-30 độ).2Thời gian QRS >=90 mili giây1Nhánh nội điện ở V5, hoặc V6 >=50mili giây1KẾT LUẬN
4 điểm: có thể phì đại thất T
5 điểm: phì đại thất T
Độ nhạy : 30-54%
Độ dặc hiệu : 83-97%
Tiêu chuẩn phì đại thất PĐộ nhạy cảmĐộ chuyên biệt trong bệnh phổi tắc nghãn mãn tínhĐộ chuyên biệt không có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Tỷ lệ R/S ở vùng trước tim giảm dần28-70%25%67-76%
Trục lệch P (>= + 110độ)12-55%87-95%>= 96%
Tỷ lệ R/S ở V1 >16-42%89%98%
R ở V1 >= 7mm2-23%94%>= 94%
SÓNG Q BỆNH LÝ
Định nghĩa: >= 40mili giây hoặc >25% độ cao của sóng R cùng phức bộ.

Sóng q nhỏ D1, avL, V5 và V6 là bình thường.

Sóng Q đơn độc ở DIII, avR và V1 cũng có thể là bình thường.

R CẮT CỤT (PRWP)

Định nghĩa: mất xung động khử cực về phía trước mà không tạo được sóng Q: sóng ở R ở V3 <= 3mm.

Nguyên nhân:
  • NMCT cũ vùng trước vách (thường R ở V3 <= 1,5mm, có thể còn tồn tại ST ­­  hoặc sóng T đảo ở V2 và V3).
  • Bệnh cơ tim.
  • Phì đại thất T(sóng R cao lên chậm với điện thế trội ở D1).
  • Block nhánh.
  • Tim xoay theo chiều kim đồng hồ.
  • Gắn sai điện cực.

ST CHÊNH LÊN

  • NMCT cấp (cong lồi, có thể kèm sóng T đảo ngược) hoặc NMCT trước đó mà ST còn chênh lên.

  • Co thắt động mạch vành (cơn đau thắt ngực Prinzmetal).

  • Viêm màng ngoài tim (ST chênh lên, uốn cong lên, lan toả, đi kèm với PR chênh xuống; sóng T thường dương trong khi đoạn ST chênh lên), viêm cơ tim, đụng giập tim.

  • Tái cực sớm bình thường: thường thấy nhất ở V2 – V5, và trên những người trẻ. Điềm J cao ­  1-4mm, có khác ở nhánh xuống ở sóng R; đoạn ST uốn cong lên ; sóng T rộng, tỷ số ST chênh lên/ biên độ sóng T<25%. Hình ảnh này có thể biến mất khi gắng sức,

  • Tái cực bất thường trong Block nhánh T hoặc phì đại thất T (Thường chỉ ở V1 -  V2).

ST CHÊNH XUỐNG

  • Thiếu máu cơ tim (có thể có kèm sóng T bất thường).

  • Tác dụng của Digitalis (không là một dấu hiệu của ngộ độc Digoxin; thật vậy, dấu hiệu này tương quan kém với nồng độ digoxin).

  • Hạ kali máu (có thể kèm sóng u).

  • Tái cực bất thường trong block nhánh T hoặc phì đại thất T (thường ở V1 V6 D1 avL). 

NGUỒN : YKHOANET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét